Các bệnh thường gặp ở gà chọi và cách chữa trị

Trong quá trình chăn nuôi gà, ngoài việc chọn được giống tốt thì chăm sóc sức khỏe cho đàn gà là điều cực kì quan trọng. Một con gà chọi có sức khỏe tốt cũng khó có thể tránh khỏi việc bị nhiễm bệnh. Vậy các loại bệnh thường gặp ở gà chọi là gì và cách chữa trị ra sao?

Để các anh em chơi gà không bị khó khăn khi gà bệnh thì hôm nay để daga.live liệt kê, giới thiệu cho anh em các loại bệnh mà gà chọi dễ mắc phải và cách chữa từ đơn giản đến phức tạp nhé.

1. Bệnh thường gặp ở gà chọi – Bệnh viêm phế quản

1.1 Nguyên nhân:

Bệnh viêm phế quản ở gà chọi do virus Coronaviridae gây ra.

1.2 Biểu hiện của bệnh:

Các biểu hiện bên ngoài ở gà như: Thở khò khè, hắt hơi, kén ăn, lông xơ,… Những dấu hiệu bề ngoài này rất dễ phát hiện. Thời gian ủ bệnh trong gà là khoảng 18 – 36 giờ.

1.3 Con đường lây lan, truyền nhiễm:

Bệnh viêm phế quản thường lây lan qua đường tiêu hóa, đường hô hấp, trung gian truyền bệnh từ người, chó, chuột,… Gà ở mọi lứa tuổi đều có thể mắc loại bệnh này và gà con là lứa tuổi dễ bị nhất vì đề kháng của chúng còn rất kém.

1.4 Cách phòng và điều trị bệnh:

Hiện nay chưa có thuốc đặc trị chữa bệnh viêm phế quản ở gà. Người chăn nuôi có thể tiến hành các bước chữa trị sau:

– Sử dụng vacxin Biral H120.

– Không nhốt gà bệnh ở chung chuồng với nhữngcon gà đang khỏe mạnh.

– Sử dụng các loại chế phẩm: Antivirus – FMB, Pividine để khử khuẩn chuồng trại.

– Tăng cường sức đề kháng cho gà bằng cách bổ sung nước uống Amilyte.

2. Bệnh thường gặp ở gà chọi – Bệnh đậu gà

2.1 Biểu hiện của bệnh:

Gà xuất hiện các hạt mụn có kích thước bằng hạt đậu mọc ở mắt, miệng, mào hay đầu của gà. Những hạt mụn này khiến gà chọi gặp khó khăn trong việc ăn uống lẫn quan sát, gây mất thẩm mĩ. Bệnh khiến sức khỏe của gà bị giảm nhanh và ốm yếu.

2.2 Cách phòng và điều trị bệnh cho gà:

Bệnh để lâu không chỉ gây mất thẩm mĩ cho gà mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cơ quan khác như mắt dẫn tới mù lòa.

Hãy điều trị sớm cho gà bằng cách sau:

– Lấy nước muối sinh lý để làm sạch vết thương và xung quanh.

– Sử dụng dung dịch Xanh metylen 1% để bôi lên các vết mụn đậu.

– Sử dụng Lugol 1% cho các vết thương ở vùng miệng và mắt.

– Tăng cường bổ sung vitamin A cho gà.

– Người chăn nuôi phải thường xuyên đốt chất thải của gà.

– Phun khử trùng trong thời gian gà mắc bệnh để tránh lây lan cho những gà khác.

Bệnh thường gặp ở gà chọi: Bệnh đậu gà

3. Bệnh thường gặp ở gà chọi – Bệnh tụ huyết trùng

3.1 Nguyên nhân:

Bệnh tụ huyết trùng không chỉ gặp riêng ở gà chọi mà thường xuất hiện ở hầu hết các loại gia cầm.

Bệnh do vi khuẩn Pasteurella multocida rây ra. Khi thời tiết hoặc môi trường thay đổi khiến sức khỏe của gà cũng bị ảnh hưởng theo. Gà sẽ bị chán ăn, sức đề kháng giảm mạnh, cơ thể còi cọc không phát triển.

3.2 Biểu hiện của bệnh:

– Ở giai đoạn đầu các dấu hiệu bệnh ở gà không được bộc lộ rõ nét. Điều đó khiến người chăn nuôi gặp khó khăn trong việc chẩn đoán bệnh.

– Ở giai đoạn cấp tính gà đã có xuất hiện các biểu hiện như: Sốt cao, ủ rũ, ỉa chảy, bỏ ăn, mùi thuốc, mắt mũi miệng tím tái, miệng có dịch nhầy,…

– Ở gia đoạn mãn tính lúc này gà có các triệu chứng như: Viêm kết mạc mắt, khó thở, quẹo cổ, bị què, bỏ ăn,…

3.3 Con đường lây lan, truyền nhiễm:

Bệnh tụ huyết trùng ở gà thường bị lây lan qua con đường tiêu hóa, đường hô hấp, vết thương ngoài da, tiếp xúc trực tiếp với gà đang bị bệnh, nhốt chung… hoặc lây qua đường ăn uống từ máng ăn, máng uống nước.

3.4 Cách điều trị và phòng bệnh:

– Tiến hành điều trị bệnh cho gà: tiến hành tiêm kháng sinh định kỳ cho gà. Sử dụng các vacxin: Enrofloxaxin, neomycin, streptomycin. Sau khi tiêm hãy bổ sung thêm cho gà các chất điện giải, vitamin C để tăng sức đề kháng. Duy trì điều trị đều đặn cho gà trong khoảng 1 tuần.

Cách ly, nhốt riêng gà bị bệnh với đàn để tránh lây nhiễm cho các gà khác.

– Để phòng tránh cho gà không phải mắc bệnh này, hãy cho gà tiêm chủng P.multocida địa phương. Và hãy thường xuyên quét dọn vệ sinh, khử trùng, tiêu độc,… để giảm nguy cơ mầm bệnh xâm nhập.

4. Bệnh thường gặp ở gà chọi – Bệnh dịch tả

4.1 Nguyên nhân:

Bệnh dịch tả ở gà là bệnh do virus Paramyxovirus serotype gây ra. Bệnh còn được gọi với những tên khác như: Bệnh rù, bệnh Newcastle,…

4.2 Biểu hiện của bệnh:

Khi gà nhiễm bệnh sẽ biểu hiện các triệu chứng như: Bỏ ăn, xù lông, lờ đờ, khó thở, gục đầu, ho,… Khi đi vệ sinh phân lỏng, phân xanh lẫn máu. Mặt và mào tim tái, sưng.

Nếu bệnh trở nặng thì gà có thể bị liệt chân, đầu quẹo, cánh xà. Ở gà mái đang trong thời kì đẻ trứng thì sản lượng lẫn chất lượng trứng bị giảm sút, đẻ trứng non.

Nếu không điều trị kịp thời gà có thể bị chết sau 4 – 5 ngày.

4.3 Con đường lây lan, truyền nhiễm:

Bệnh có thể lây lan qua đường hô hấp, tiêu hóa. Khi gà tiếp xúc với gà hoặc phân của gà bị nhiễm bệnh. Do các động vật khác như chuột, chim làm lây lan bệnh, hoặc sự truyền nhiễm virus trong không khí. Thời gian ủ bệnh trong cơ thể gà là từ 5 – 7 ngày.

4.4 Cách điều trị và phòng bệnh:

Bệnh dịch tả hiện nay chưa có thuốc đặc trì mặc dù đây là loại bệnh thường xảy ra ở gà chọi. Đối với gà chọi thịt màu trắng tiến hành tiêm vacxin 2 lần. Gà trống và gà đẻ trứng tiêm từ 5 – 6 lần.

Thường xuyên diệt chuột, ngăn không cho chim trời vào chuồng, khu ăn uống và ở của gà. Liên tục vệ sinh, khử trùng, tiêu độc để phòng ngừa dịch bệnh. Giữ vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, thông thoáng.

Bệnh thường gặp ở gà chọi: bệnh dịch tả

5. Bệnh thường gặp ở gà chọi – Bệnh hô hấp mãn tính

5.1 Nguyên nhân:

Bệnh này là do virus Mycoplasma gallisepticum gây ra.

5.2 Con đường lây lan, truyền nhiễm:

Bệnh này có thể lây qua đường hô hấp, đường tiêu hóa, trứng. Gà khỏe mạnh tiếp xúc với gà bị nhiễm bệnh. Gà mẹ lây bệnh cho gà con qua trứng.

5.3 Cách phòng bệnh

Khi mua gà phải lựa chọn giống nên chọn lựa những đơn vị uy tín. Gà khỏe mạnh, có sức đề kháng cao.

Thường xuyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, khử trùng, khử độc. Trước khi nhập đàn tiến hành cách ly 21 ngày.

Dùng thuốc kháng sinh như: Anti CCRD, Vimenro,… trộn vào nước uống, thức ăn cho gà.

Trên đây là 5 loại bệnh thường gặp ở gà chọi mà daga.live muốn chia sẻ tới bạn. Hy vọng với kinh nghiệm chăm sóc và điều trị đã được giới thiệu ở trên sẽ giúp bạn có được những chú gà chọi khỏe mạnh, như ý.

Ghé ngay đá gà trực tiếp  để xem những trận gà đỉnh cao.

Tắt Quảng Cáo [X]
quang-cao-dagalive