Gà Tre

Gà tre, như các bạn cũng biết gà tre là loại gà khá phổ biến ở miền tây nam bộ. Đây là loài gà có nguồn gốc từ gà rừng, theo thời gian được con người nuôi dưỡng thành gà nhà. Đây là loại gà có trọng lượng và kích thước rất nhỏ. Ngày xưa anh em hay nuôi gà để làm cảnh tuy nhiên sau này thì gà tre dần được đem qua các đâu trường anh tiếng thách đấu.

Bài viết này Đá Gà Live sẽ giới thiệu chi tiết nhất về giống gà này.

I. Ngoại Hình Gà Tre

1. Trọng lượng

Nói về trọng lượng thì các bạn cũng biết là loài gà nhỏ nhất Việt Nam, gà mái thì chỉ nặng từ 4 đến 6 chấm. Còn gà trống chỉ nặng từ 800g đến 1,3kg. Thậm chí nhiefu chú gà tre chỉ nặng 400g khi trưởng thành.

Gà Tre
Gà Tre

2. Màu lông

Gà tre cũng như gà nòi cũng chia thành các màu sắc khác nhau. Tuy nhiên ngày nay các giống gà đã được lai tạp nhau nên màu sắc cũng đa dạng hơn. Tuy nhiên, về cơ bản thì gà tre có những màu sắc cơ bản sau:

  • Gà chuối: Gà trống mang trên mình ba màu lông là trắng, đỏ và đen: Lông cổ và mã trên lưng là màu trắng ngà, có điểm sọc đen mờ ở giữa. Lông cánh thường là pha trộn các sắc lông đỏ, đen và vàng. Lông ngực, bụng và đuôi có màu đen tuyền. Gà mái với bộ lông pha lẫn giữa trắng và đen. Gà chuối chiếm số lượng xấp xỉ 60% lúc bấy giờ.
    Gà Tre Chuối
    Gà Tre Chuối
  • Gà điều: Gà trống có phần thân và đuôi có màu sắc như gà chuối nhưng lông cổ và lông mã trên lưng có màu đỏ lửa hoặc đỏ tía có thể nói là giống với màu lông của các loại gà rừng Đông Nam Á, gà mái có màu vàng nâu lẫn với màu đen. Số lượng gà điều thường chiếm dưới 30%.
    Gà Tre Điều
    Gà Tre Điều
  • Màu sắc khác: Một số cá thể trống có màu sắc như gà chuối nhưng khoảng 1/3 lông cổ tính từ đầu trở xuống và phần lông mã giữa lưng lại có màu đỏ tía, sự kết hợp hết sức hài hòa giữa hai màu lông trắng và đỏ tạo cho các cá thể này có ngoại hình thu hút khá đặc biệt.Màu vàng ở cổ và màu trắng muốt ở thân.

3. Đặc Điểm Khác

Mỏ gà tre : Theo quan điểm của anh em sư kê thì mỏ gà nên màu vàng tươi. Mỏ có hình tam giác là gà tốt.

Mào gà tre: gà tre thì hay có mồng lái, kích thước thì không quá nhỏ cũng không quá to, vì khi quá to thì khi khi gà ra đòn sẽ bị cản trở khó đá cựa chính xác.Mào gà tốt hay không thì các ae có thể xem mào gà đứng thẳng hay không.

Đuôi: Đuôi gà nghiên một góc 30 đến 40 độ so với mặt đất với nhiều lớp lông phủ lên nhau, lông đuôi gà trống thường dài và nhiều. uốn cong thành một cung tròn, những sợi dài nhất có thể dài chạm đất, thậm chí kéo lê trên đất hai, ba xăng-ti-mét. Tuy nhiên đuôi gà tre Nam Bộ lại không xòe rộng sang hai bên theo kiểu đuôi tôm.

Chân: Chân gà tre Nam Bộ tương đối cao so với các giống gà cảnh ngày nay với cẳng chân thon, nhỏ dài bằng với đùi gà nhưng rất nhanh nhẹn trong việc bới đất,kiếm mồi. Gà trống có bộ cựa rất phát triển, thường là cựa kim dài và cong vút rất lợi hại

Vóc dáng tổng thể: Gà có vóc dáng cao khá gọn gàng, đẹp mắt, tiếng gáy thanh, dáng đi nhẹ nhàng và khỏe mạnh.

II. Sinh trưởng Gà Tre

Gà tre có nguồn gốc từ gà rừng nên việc nuôi nhốt sẽ không đảm bảo được khả năng chiến đấu cũng như sinh trưởng của chúng. Mình đã thử nuôi nhốt gà tre trong diện tích nhỏ. Tuy nhiên hiệu quả không cao.

Đặc biệt là sinh sản, như mình có nuôi 1 cặp trống mái trong diện tích nhỏ nhưng khi gà mái đẻ thì trứng lại không có trống. Vì vậy khi bạn nuôi gà tre bạn cần có diện tích rộng.

1. Sinh sản của gà tre

Để gà tre phát triển trưởng thành cần thời gian khá lâu tầm khoảng từ 8 tháng tới 1 năm. Để nói chính xác gà mái có thể đẻ được bao nhiêu trứng rất khó, vì nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.

Theo kinh nghiệm bản thân thì nếu ta lấy trứng không cho gà mái ấp thì tầm 1 tháng gà mái sẽ đẻ 1 lứa, tuy nhiên nếu để gà mái ấp thì rất lâu gà mái mới đẻ một lứa (khoảng tầm 3-4 lứa / 1 năm)

Điều quan trọng trong sinh sản của gà tre là không cho gà cận huyết lai tạo với nhau tại vì bình thường 1 lứa gà tre có thể đẻ từ 10-20 quả. Tuy nhiên những bổn gà quá cận huyết thì sẽ chỉ có khoảng 6 trứng /1 lứa. Và gà con khi nở sức đề kháng cũng rất kém.

Gà tre thuần chủng có sức đề kháng khá tốt đối với dịch bệnh, tuy nhiên gà con thường yếu trong giai đoạn tháng đầu tiên sau khi nở.

3.Tính Hiếu Chiến Và Đá Cựa

Gà tre hay gà nòi nói chung rất có tình hiếu chiến và tranh giành bảo vệ lãnh thổ. Tuy nhiên những con gà trống chịu phục tùng tức là không giành thức ăn và gà mái thì vẫn có thể sống chung.

Gà tre đá rất cựa lì đòn. Nói về độ lì đòn thì gà tre là vô địch. Khi đá gà tre có tính hay chạy, nhưng chạy 1 hồi rồi quay lại phản cực kỳ độc. Một trận đấu của hai con gà tre trưởng thành kéo dài vài tiếng đồng hồ là thường. Nhiều người cho rằng chúng đá tới chết là hơi phóng đại, tuy nhiên một trong hai con có thể chết sau đó do bị thương quá nặng hoặc không thể nào phục hồi lại thể lực là có thật.

III. Hiện Trạng Gà Tre 

Bổn gà tre hay thì không hiếm nhưng để chọn được 1 chú gà tre ưng ý cực kỳ khó bởi vì gà tre đang dân bị mai một bởi những giống gà nhập.

  • Chỉ nuôi làm kiểng, hoặc mang đi đá cựa. Không mang lại hiệu quả kinh tế nên không được nuôi theo quy mô công nghiệp.
  • Bị lai tạo quá nhiều, hiện nay muốn tìm 1 chú gà tre thuần chủng Việt Nam rất khó.
  • Bị lai tạo với gà chọi (gà nòi lông), gà Mỹ, Asil, Pêru, Mã Lai nhằm cải thiện tầm vóc, thể lực và khả năng dùng cựa sắt phục vụ cho giới chọi gà.
  • Cơn sốt các giống gà cảnh khác như gà tre Tân Châu mà thực ra là một sản phẩm lai tạo từ gà tre Nam Bộ với các giống gà khác của những người nuôi gà cảnh vùng An Giang, gà tre Thái Lan, Malaisia, Nhật Bản… đã thúc đẩy những người nuôi gà cảnh ít ỏi còn lại từ bỏ giống gà tre nguyên thủy hoặc lai tạo chúng với các giống gà trên càng làm cho gà tre Nam Bộ tiến nhanh đến nguy cơ tuyệt chủng.
Tắt Quảng Cáo [X]
quang-cao-dagalive