Kinh Nghiệm Nuôi Gà Đá Đạt Hiệu Quả Tốt Nhất

Chào anh em, mình xin được chia sẻ một số kinh nghiệm của Đá Gà Live về nuôi gà hiệu quả nhất.

I. Các Tiêu Chuẩn Về Gà Đá

1. Hình thể

  • Vóc dáng
  • Xương
  • Gân
  • Lông

2. Thần thái

  • Lanh lợi
  • Hiếu chiến ( gà trống)

Mời anh em cùng tìm hiểu với chúng tôi!

Trong quá trình đúc gà và nuôi gà trưởng thành DAGA.LIVE rút ra được một số kết luận

II. Độ tuổi trưởng thành cơ bản ( dậy thì) ở gà đá

1. Gà mái

  • Tuổi: 6.5 tháng
  • Làm trứng non
  • Chịu trống ( chịu cồ)
  • Đẻ trứng

2. Gà trống

  • Tuổi: 7.5 tháng
  • Hoàn thiện vóc dáng ( xương, gân, lông)
  • Tiếng gáy to rõ
  • Chịu đá với gà trống khác

II. Vậy làm thế nào để đạt kết quả tốt nhất?

Đây luôn là đề tài gây tranh cãi của anh em tứ phương.

Để đạt được điều này chúng ta cần làm tốt những vấn đề sau:

  1.  Di truyền (GEN)
  2.  Môi trường vận động (sinh hoạt). Hay có thể gọi bằng cách khác là phân khu chuồng trại theo độ tuổi.
  3.  Dinh dưỡng theo độ tuổi
  4.  Môi trường địa lý, khí hậu
  5.  Kỹ thuật nuôi (phối hợp: A+B+C+D)

Bây giờ chúng ta sẽ đi vào phân tích kỹ hơn các mục: 1,2,3,4.

Phân tích:

1. Di truyền (GEN).

Ở đây chỉ bàn về yếu tố hình thể.

Như đã biết yếu tố di truyền đặc biệt quan trọng, và hầu như chúng ta không thể can thiệp trực tiếp được.

Một ví dụ dễ hiểu: Cầu thủ Việt nam thì không thể có thể trạng giống cầu thủ Âu, Mỹ được. Muốn có như vậy chúng ta phải lai.

Kết luận rằng: Gà cha mẹ khoẻ đẹp, sẽ cho ra gà con khoẻ đẹp. Hoặc ngược lạiTrừ một số trường hợp cá biệt.

2. Phân khu chuồng trại khoa học sẽ giúp gà khoẻ và không bị hao hụt (dịch, chuột, rắn…)

Chúng tôi rút ra được kinh nghiệm rằng: Phân khu theo lứa tuổi sẽ cho kết quả tốt nhất.
Cụ thể như sau

a. Khu đúc gà: Thời điểm gà mái làm trứng non và gà trống làm tinh trùng. Khoảng 7 đến 10 ngày trước khi gà mái bắt đầu đẻ trứng đến lúc ấp và nở con

b. Khu úm gà con ( gà mẹ úm hoặc phòng kín có đèn sưởi ấm.

Thời điểm: 1 đến 20/ 30 ngày tuổi. Tuỳ vào khu vực địa lý, khí hậu theo mùa hoặc kỹ thuật nuôi ( mục E)

c. Khu nuôi sau úm ( khu gà tơ)

Thời điểm sau khu úm, 20/30 đến 60/75 ngày tuổi. Ở thời gian này gà dễ mắc phải các chứng dịch bệnh, cũng như hao hụt do ( rắn, chuột…). Nên chúng ta cần đặc biệt quan tâm.

Chuồng trại khô, ráo, thoáng. Nên cho gà ngủ dưới sàn để tránh bị vẹo (méo) lường. Nên vệ sinh chổ ngủ hàng ngày. Phân gà rất nóng, nếu không được vệ sinh thường xuyên chuồng trại sẽ có nhiệt độ cao ảnh hưởng đến hô hấp và xương của một số gà. Tỷ lệ khoảng 30%. Hiện tượng còi xương và khô lông.

d. Khu gà giò: 60/75 đến 180 ngày tuổi ( 6 tháng)

Cần một diện tích đủ rộng để gà bay, chạy, nhảy giúp gà phát triển toàn diện thể trạng ( xương, gân, lông…). Lưu ý khu vực này phải có dàn cây (tầm vông) cho gà ngủ buổi tối. Tránh để gà ngủ dưới đất dễ nhiễm bệnh. Đồng thời giúp gà phát triển gân gối, gân cánh.

e. Khu nuôi gà từ 6 đến 7.5 tháng trước khi cho vào nhốt chuồng

Lưu ý:

  • Chuồng gà nên có tỷ lệ ánh nắng và bóng râm là 40/60.
  • Luôn sạch sẽ
  • Thoáng mát mùa nóng
  • Ấm vào mùa mưa lạn.
  • Có bờ rào ngăn chuột, rắn…
  • Khử trùng định kỳ

3. Chúng ta tiếp tục chuyển qua vấn đề dinh dưỡng.

Dinh dưỡng là yếu tố mà người đúc gà có thể can thiệp được.

Cần phải nhấn mạnh rằng dinh dưỡng là yếu tố quan trọng nhất để quyết định hình thể con gà có đạt như mong muốn của người đúc gà hay không! Sau khi đã có phân khu chuồng trại, chúng ta dễ dàng xây dựng một liệu trình dinh dưỡng từ phân khu B1 đến B5

Lúc này gà mái đang làm trứng non và gà trống đang sản xuất tinh trùng. Theo quan sát của chúng tôi, đây là thời điểm quyết định % di truyền cho thế hệ gà con nên dinh dưỡng cần phải đầy đủ cho gà mẹ và gà cha. Cụ thể lúa ngâm, rau xanh.

Gà mẹ nên bổ sung:

  • Cám gả đẻ
  • Cua đồng, vì có nhiều Canxi giúp vỏ trứng dày và gà con sau này có khung xương đặc.

Gà cha nên bổ sung mồi có máu tươi nhiều: ( bò, lươn, trứng vịt lộn…) giúp gà cha sung bỉ, ham thích tình dục. ( một mẹo nhỏ để có nhiều gà trống con)

Trong tuần đầu chỉ nên cho gà ăn cám nhỏ. Để giúp gà có đầy đủ dưỡng chất. Từ tuần thứ 2 nên cho một ít rau xanh, băm nhuyễn để gà tập làm quen.

Từ sau 2 tuần (ngày 15 trở đi). Có thể cho gà ăn mồi tươi sống. Chú ý giai đoạn này kết hợp cho gà ăn đêm để gà con phát triển mạnh.

Giai đoạn này bắt đầu cho gà ăn kèm thêm lúa ngâm (sau 45 ngày tuổi) cho gà con quen dần. Đặc biệt gà lúc này rất cần canxi để ổn định khung xương AE nên bổ sung các thức ăn có nhiều canxi.

Lúc này gà dần chuyển hướng từ từ đến dậy thì.

Đặc biệt quan tâm đến lông gà. Giai đoạn này cho gà ăn lúa ngâm, kết hợp thật nhiều rau xanh để có bộ lông óng mượt hấp dẫn

Đương nhiên không thể thiếu mồi tươi. Lúc này gà tháo khớp gối để cao lên hoặc xương hông to ra, nên nhiều gà lúc này lười vận động di chuyển. Nên kết hợp trò chơi trong lúc cho ăn để bắt buộc gà phải vận động.

Lưu ý:

  • Máng ăn, mạng uống nước luôn phải sạch sẽ.
  • Rau xanh mua ngoài chợ nên ngâm rửa sạch
  • Ngâm lúa sạch: giúp hệ tiêu hoá khoẻ đồng thời đẩy nhanh quá trình tiêu hoá.
  • Nên kết hợp uống nước với nước pha Vitamine C
  • Con gà rất cần Vitamine B12 và Canxi. AE nên tìm hiểu loại thức ăn nào có nhiều chất bổ như trên để cho gà ăn nhe.

Lúc này gà sẽ dần hoàn thiện những đặc điểm về thể trạng, nên chỉ cần cho gà ăn lúa ngâm và nhiều rau xanh. Để gà không tích mỡ trong cơ thể, chuẩn bị vào chế độ tập luyện.

4. Địa lý mỗi vùng khác nhau dẫn đến khí hậu khác nhau ( nóng, lạnh, khô, ẩm ướt…)

AE tuỳ khu vực mà điều chỉnh cho phù hợp

Đặc biệt lưu ý lúc giao mùa để có kế hoạch chăm sóc gà cho khoa học và đạt hiệu quả mong muốn.

Trên đây là những chia sẽ của DAGA.LIVE. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của AE xa gần. Chào thân ái.

Tắt Quảng Cáo [X]
quang-cao-dagalive